Đến dự và chỉ đạo chuyên môn có các Thầy cô trong BGH, các thầy cô trong tổ KHTN và các thầy cô thuộc các tổ chuyên môn khác trong nhà trường. Tiết học không chỉ mang đến những kiến thức bổ ích mà còn tạo ra một sân chơi trải nghiệm, nơi học sinh được kích thích tư duy qua việc kết hợp nhiều giác quan để cảm nhận và phân tích các hiện tượng tự nhiên.
Mục tiêu của tiết dạy chuyên đề:
• Tăng cường sự hứng thú và sáng tạo trong học tập KHTN thông qua phương pháp tiếp cận thực tế và gần gũi.
• Phát triển năng lực quan sát, tư duy phản biện, và kỹ năng thực nghiệm bằng cách sử dụng hiệu quả các giác quan.
• Nâng cao kỹ năng phối hợp giác quan để hiểu sâu hơn về thế giới tự nhiên, từ đó khơi dậy niềm đam mê khám phá ở học sinh.
Nội dung nổi bật của tiết học:
Phần mở đầu: Học sinh được khám phá một số hiện tượng tự nhiên thông qua các tiểu phẩm nhỏ: “ Mái tóc rối” do HS lớp thực hiện, khơi gợi trí tò mò cho tất cả các HS trong lớp về nội dung bài học mới: “Tại sao khi chải tóc xong, tóc lại dính vào lược?”
Các hoạt động hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng: Thầy Lê Nam đã linh hoạt, sáng tạo chia nhóm HS hoạt động theo phương pháp “góc”, với các góc học tập theo sở thích: góc phân tích, góc quan sát, góc thực nghiệm. Rồi luân chuyển góc. HS được trải nghiệm, hoạt động từ làm thí nghiệm, quan sát, phân tích, giải thích,…rút ra khái niệm về vật nhiễm điện. Trong tiết dạy, thầy giáo cũng rất linh hoạt, sáng tạo qua việc áp dụng phương pháp dạy học mới “Hợp đồng học tập”. Qua đó, cả Thầy và trò cùng tổng kết, chia sẻ bài học rút ra từ các hoạt động, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp các giác quan trong học tập và đời sống.
Qua tiết học, các em HS không chỉ được lắng nghe mà còn được chủ động trải nghiệm, trao đổi ý kiến và đặt câu hỏi. Thầy giáo thiết kế bài giảng linh hoạt, sinh động với các hoạt động mang tính tương tác cao, kết hợp hình ảnh, âm thanh và thực hành thực tế, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy hắt, video khoa học để tăng tính trực quan và hấp dẫn.
Hiệu quả đạt được của chuyên đề:
- Học sinh hào hứng tham gia và có khả năng ghi nhớ bài học lâu hơn nhờ trải nghiệm qua nhiều giác quan.
- Kỹ năng quan sát, phân tích và hợp tác nhóm của các em được nâng cao đáng kể.
- Tiết học truyền cảm hứng mạnh mẽ, giúp các em nhận ra khoa học không hề khô khan mà đầy thú vị và gần gũi.
Dưới đây là một số hình ảnh của tiết dạy:
Tiết dạy chuyên đề “Khám phá Khoa học Tự nhiên qua sự phối hợp tổng hòa các tri giác” không chỉ là một buổi học mà còn là một trải nghiệm thú vị với cả học sinh và các thầy cô giáo. Sự thành công của chuyên đề cho thấy việc kết hợp sáng tạo các giác quan vào quá trình giảng dạy là một phương pháp hiệu quả, giúp môn KHTN trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn.
Hãy cùng tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy để thắp sáng niềm đam mê khoa học trong thế hệ trẻ hôm nay! ./.