“Du
lịch không chỉ là một chuyến đi để khám phá, mà còn là một hành trình để hiểu
và yêu thêm quê hương mình”. Mỗi vùng đất trên quê hương Việt Nam đều
chứa đựng trong mình những câu chuyện lịch sử, những nét đẹp văn hóa đặc sắc.
Trong phần dự thi,
Đồng chí đã trình bày bài thuyết trình giới thiệu giá trị của điểm
đến du lịch của xã, về các di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh, về con người, văn hóa ẩm thực… của địa
phương cho du khách.
Thanh Trì là vùng đất giàu
truyền thống nằm bên bờ sông Hồng. Đây không chỉ
là vùng đất cổ kính với lịch sử lâu đời, mà còn là nơi gắn kết những giá trị
nhân văn sâu sắc. Bởi vậy, là hội
viên Hội LHPN, Hội Phụ nữ cơ sở Xã vĩnh Quỳnh. Với cảm hứng du lịch và tấm lòng yêu và thương từng
tấc đất nơi đây, Cô Vũ Minh Phương luôn
mong muốn trở thành một “Nữ sứ giả du lịch”: Để quảng bá văn hóa, cảnh đẹp và
con người địa phương sống có nghĩa có tình, lan toả cho anh em bạn bè trong
nước cùng biết đến mảnh đất địa linh nhân kiệt giàu truyền thống và dạt dào
tình cảm thiết tha của mảnh đất này. Hơn thế, còn mong muốn để lan tỏa văn hóa: Giới thiệu với bạn bè
quốc tế, năm châu, bốn bể … về nền văn hóa, phong tục tập quán, con người và
thiên nhiên đặc sắc của quê hương:
“Vĩnh Ninh sáng mãi ngôi đình
Sáng vùng đất cổ, sáng hình người
qua”
Xã Vĩnh Quỳnh chính thức được thành lập từ thời
nhà Lê sơ, và cho đến nay vẫn giữ vững được những nét văn hóa độc đáo, được thể
hiện qua các lễ hội và không gian văn hóa cổ xưa. Hôm nay, tôi rất hân hạnh được giới
thiệu với quý vị về hai địa danh lịch sử gắn bó sâu sắc với xã Vĩnh Quỳnh - Đình Bà Tía và Đầm Mực. Đây
là những địa điểm không chỉ mang đậm nét đẹp thiên nhiên mà còn lưu giữ nhiều
câu chuyện huyền thoại về lịch sử của vùng đất này.
[Giới thiệu về Đình Bà Tía]
Đầu tiên, hãy cùng tôi đến với Đình Bà Tía - một ngôi đền cổ
kính đã tồn tại qua bao thế kỷ. Đình Bà Tía là nơi thờ cúng Bà Tía, một nữ
tướng anh dũng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.
Đình Bà Tía tọa lạc trên khu đất cao ở giữa làng, quay hướng
nam. Cửa đình xây kiểu trụ biển, nối cổng chính với hai cổng phụ là bức tường
gạch xây lửng, hai cổng phụ xây kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, đầu đao cong.
Qua cổng chính là Phượng đình để trống xung quanh, mái kiểu như cổng phụ, các
đầu đao cong vút, giữa nóc mái đắp nổi hình lưỡng long ngậm hổ phù. Tòa Đại
đình đồ sộ gồm năm gian, hai chái, lòng nhà rộng, nền được tôn cao một mét, lát
gạch Bát Tràng. Hậu cung nối với gian giữa tòa Đại đình tạo nên kết cấu kiểu
chữ “đinh”, trong Hậu cung để ba cỗ long ngai bài vị, các tay ngai đều trang
trí hình đầu rồng. Ngai giữa thờ Bà Tía, hai bên là thờ quan quân.
Dâu
bể thời gian, nhưng từ trong ký ức của mỗi người Vĩnh Quỳnh không bao giờ phai
mờ hình ảnh của ngôi đình một thời sôi động kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đây là nơi hội họp và làm việc của các cán bộ cách mạng thời kỳ hoạt động bí mật,
trong đó có tướng Vương Thừa Vũ - người con của Vĩnh Ninh, chỉ huy trưởng của mặt
trận Hà Nội 60 ngày đêm chiến đấu chống Pháp mở đầu toàn quốc kháng chiến năm
1946.
Người dân nơi đây luôn coi
Đình Bà Tía là biểu tượng của lòng yêu nước và sự kiên
cường của phụ nữ Việt Nam. Hội đình Bà Tía tổ chức từ ngày 8 đến 10 tháng hai
hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn bà Tía - người phụ nữ góp công chống giặc ngoại
xâm dưới cờ hai vị nữ vương làm rạng danh trang sử đầu Công nguyên của dân tộc
ta. Năm 1980, Đình Bà Tía đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch
sử văn hóa.
[Giới thiệu về miếu Bà Tía]
Người
dân làng Vĩnh Ninh không chỉ lập đình thờ Bà Tía, mà còn xây dựng một miếu nhỏ
để thờ cúng bà. Chính giữa sân là, tượng bà đặt trang trọng với gương mặt phúc
hậu, toát lên vẻ uy nghiêm. Ngôi miếu tuy nhỏ nhưng luôn ấm áp khói nhang, thể
hiện lòng thành kính của dân làng đối với bà, và được chăm sóc cẩn thận suốt bốn
mùa trong năm.
[Giới thiệu về Đầm Mực]
Sau khi ghé thăm Đình Bà Tía, chúng ta tiếp tục hành trình
đến với một địa danh tự nhiên đầy thơ mộng - Đầm Mực. Đây là điểm đến lý tưởng
cho những ai muốn tìm về với thiên nhiên hoang sơ, tĩnh lặng.
Đầm Mực không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ
mộng, mà còn gắn liền với truyền thuyết huyền bí về hai người học trò của thầy
Chu Văn An. Chuyện kể rằng, hai học trò này là con của vua Thủy thần, với tấm
lòng nhân hậu và tình yêu thương người dân, hai học trò đã quyết định sử dụng
chiếc nghiên mực của thầy Chu để tạo ra một cơn mưa lớn, giải cứu cả vùng đất
khỏi cảnh hạn hán. Thế nhưng, việc làm này lại khiến Ngọc Hoàng phật ý, và hai
người học trò đã phải trả giá bằng sinh mạng của mình. Xác họ hóa thành hai con
thuồng luồng. Còn chiếc nghiên mực linh thiêng sau đó trôi dạt về làng Quỳnh
Đô, nhuốm đen cả một vùng nước, hình thành nên Đầm Mực ngày nay.
Đầm
Mực không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là biểu tượng của tri thức, lòng
yêu nước, và sự kiên cường của con người trước khó khăn, lòng nhân hậu, sự hy
sinh và tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng.
“Du
lịch không chỉ mở rộng tầm mắt, mà còn mở rộng trái tim và tâm hồn”. Mỗi vùng đất đều
chứa đựng những câu chuyện và vẻ đẹp riêng mà chỉ những ai thực sự gắn bó mới
có thể cảm nhận sâu sắc. Đình
Bà Tía, miếu Bà Tía và
Đầm Mực - những địa danh tuy nhỏ bé nhưng mang trong mình
biết bao câu chuyện về lịch sử, văn hóa và tâm hồn của người dân xã Vĩnh Quỳnh,
nhắc nhở chúng ta về truyền thống anh dũng của ông cha, cũng như sự bình yên mà
thiên nhiên ban tặng.
Theo đồng chí Minh
Phương chia sẻ: “Trở thành Nữ đại sứ du lịch không chỉ là cơ hội để tôi lan tỏa
những điều tuyệt vời ấy tới bạn bè bốn phương, mà còn là trách nhiệm để bảo
tồn, phát huy những tiềm năng du lịch quý báu. Hãy cùng nhau hành động, để mỗi
bước đi của chúng ta đều gắn bó với lịch sử, mỗi hành động đều hướng về tương
lai. Vĩnh Quỳnh sẽ mãi là một điểm sáng trong bản đồ văn hóa và lịch sử của Thủ
đô, góp phần làm rạng danh di sản dân tộc và xây dựng một xã hội hòa bình, phát
triển, rạng ngời 6 chữ:
"LƯU
TRUYỀN THỐNG, VIẾT TƯƠNG LAI"”.
Sauđây là một số hình ảnh của cuộc thi:
Cuộc thi "Nữ sứ giả du
lịch" không chỉ là nơi tôn vinh vẻ đẹp và tài năng mà còn là cơ hội để
giới thiệu văn hóa, con người và những tiềm năng du lịch độc đáo của địa
phương. Đây cũng là cuộc thi thường được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm những phụ
nữ trẻ tài năng có khả năng đại diện, quảng bá hình ảnh và văn hóa của một địa
phương hoặc quốc gia. Các thí sinh trong cuộc thi này thường là những người có
kiến thức sâu rộng về du lịch, văn hóa, và xã hội, đồng thời sở hữu kỹ năng
giao tiếp, thuyết trình và lan tỏa cảm hứng. Hy vọng trong
tương lai, đồng chí sẽ tiếp tục tỏa sáng và gặt hái nhiều thành công hơn nữa!
góp phần nâng cao hình ảnh du lịch của địa phương! Một lần nữa, xin chúc mừng đồng
chí Vũ Minh Phương đã truyền tải thông điệp và giới thiệu địa danh, hình ảnh đẹp
về con người, mảnh đất xã Vĩnh Quỳnh thân yêu.