Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (Cyber university).
Trong thời gian qua, trường THCS Vĩnh Quỳnh cũng đã từng bước tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên và học sinh về chuyển đổi số. Nhà trường đã trang bị tivi thông minh cho tất cả các lớp, sử dụng 3 đường truyền internet để phủ sóng wifi trong toàn trường tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng CNTT trong dạy và học; sử dụng các phần mềm trong quản lý, trong công tác kế toán tài chính, quản lý CSVC, … Tuy nhiên, một số thầy cô còn yếu kỹ năng công nghệ thông tin, chưa thành thạo sử dụng nhiều phần mềm mới để hỗ trợ trong dạy, học và kiểm tra đánh giá; chưa có một phần mềm chung để quản lý toàn bộ quy trình, hoạt động của nhà trường. Từ thực tế trên, ngày 23/03/2023, trường THCS Vĩnh Quỳnh đã tổ chức buổi tập huấn “Chuyên đề ứng dụng CNTT, ứng dụng chuyển đổi số trong giảng dạy, xây dựng trường học điện tử” cho toàn thể CB, GV, NV trong nhà trường.
Báo cáo viên giới thiệu về hệ sinh thái phần mềm trên CSDL ngành GDĐT Hà Nội tới toàn thể CB, GV, BV trong nhà trường. Trong đó đã có những tính năng các thầy cô đã và đang sử dụng như: sổ điểm, học bạ điện tử; tuyển sinh đầu cấp, eNetviet, ….
Một trong những điểm mới đó là xây dựng thư viện điện tử, còn gọi là thư viện số, có thể coi là một kho thông tin số hoá, được cấu trúc sao cho dễ dàng truy cập thông qua các mạng máy tính hay các mạng viễn thông quốc tế.
Báo cáo viên hướng dẫn thầy, cô giáo thao tác sử dụng trang thư viện điện tử của nhà trường
Để thực hiện thành công chuyển đổi số trong nhà trường, cần làm tốt những việc sau: xây dựng đề án/kế hoạch; dẫn dắt ứng dụng trên nền tảng số; dẫn dắt hoạt động xây dựng học liệu điện tử; triển khai tryền thông, tương tác trên nền tảng số.
Đồng chí Phạm Thị Hảo – PHT triển khai việc vận hành hiệu quả website của nhà trường
Đồng chí Phạm Thị Hảo – PHT phân công nhiệm vụ các nhóm hỗ trợ xây dựng thư viện điện tử trong nhà trường
Việc chuyển đổi số trong giáo dục đã và đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả trong quản lý, dạy học, kiểm tra và đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Chuyển đổi số không phải là công việc dễ dàng một sớm, một chiều song với sự nỗ lực, tinh thần cầu thị, quyết tâm của toàn thể CB, GV, NV trong nhà trường thì chúng ta sẽ thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển đổi số.